Typingtop - Công cụ kiểm tra tốc độ đánh máy, luyện gõ 10 ngón
Thông qua các bàikiểm tra tốc độ đánh máyonline và miễn phí, bạn có thể dễ dàng đánh giá được tốc độ đánh máy hiện tại của mình là như thế nào, (nhanh, chậm hay trung bình), thậm chí có thể so sánh kết quả bài test của mình với những người dùng khác để xem mình thuộc "số đông" nào.
1. Tại sao nên kiểm tra tốc độ đánh máy?
Các bàikiểm tra tốc độ đánh máyđược thiết kế giúp người dùng đánh giá tốt hơn khả năng đánh máy của mình tại thời điểm hiện tại và có thể so sánh kết quả, test tốc độ đánh máy tại nhiều thời điểm khác nhau để từ đó xem xét và cân nhắc nên đầu tư bao nhiêu thời gian để luyện gõ 10 ngón mỗi ngày.
Kết quả bài kiểm tra đánh máy được đánh giá dựa theo 3 tiêu chí, bao gồm: số từ mà bạn nhập được mỗi phút (được gọi là WPM), số lỗi mà bạn mắc phải khi nhập văn bản và cuối cùng là số từ được điều chỉnh mỗi phút.
2. Kết quả kiểm tra tốc độ đánh máy như thế nào là nhanh?
Kết quả kiểm tra tốc độ đánh máy được tính theo:
- CPM (Charater per minute): Số ký tự mà bạn gõ trong 1 phút.
- WPM (Word per minute): Số từ bạn gõ trong 1 phút.
Trong đó test tốc độ đánh máy chuẩn được phân theo các mức:
- Test Tốc độ đánh máy thấp: Dưới 60 WPM.
- Test Tốc độ đánh máy trung bình: Từ 60 đến 100 WPM.
- Test Tốc độ đánh máy cao: Từ 100 WPM đến 140 WPM.
- Test Tốc độ đánh máy chuyên nghiệp: Trên 140 WPM.
3. Những công việc yêu cầu kiểm tra tốc độ đánh máy?
Các bài kiểm tra tốc độ đánh máy thường là "bắt buộc" đối với các ngành nghề, lĩnh vực liên quan nhiều đến soạn thảo văn bản như biên tập, biên dịch, nhân viên hành chính, nhập liệu, ... .
4. Cách luyện gõ 10 ngón hiệu quả
Nếu kết quả kiểm tra đánh máy đạt dưới 60WPM, tức là ở tốc độ đánh máy thấp, bạn nên luyện gõ 10 ngón hàng ngày để cải thiện khả năng của mình. Dưới đây là một số mẹo hay cho bạn:
4.1. Đặt vị trí các ngón tay trên bàn phím
Khi thực hành kỹ năng luyện tập gõ 10 ngón, điều quan trọng là bạn cần ghi nhớ vị trí đặt các ngón tay trên bàn phím. Để bắt đầu, đặt ngón tay của bạn ở vị trí các phím hàng chính (các ngón tay trái trên các phím A, S, D và F và các ngón tay phải trên các phím J, K, L và phím), ngón tay cái đặt ở phím Space (phím cách).
Những quy ước này giúp bạn làm quen với bàn phím trước khi tập gõ 10 ngón. Khi kiểm tra tốc độ đánh máy ở mức cao hơn và đã quen thuộc với các phím trên bàn phím, bạn có thể tùy di chuyển vị trí các ngón tay, miễn là cảm thấy thoải mái và tự nhiên nhất.
4.2. Không nhìn xuống bàn phím khi tập gõ 10 ngón
Thay vì nhìn xuống bàn phím khi đang luyện gõ 10 ngón, bạn nên tập trung nhìn vào màn hình. Mặc dù điều này ban đầu có thể rất khó khăn, nhất là khi bạn chưa nắm rõ vị trí chính xác của các phím. Tuy nhiên việc nhìn vào màn hình giúp cải thiện độ chính xác cao hơn và bạn có thể dễ dàng phát hiện ra các lỗi chính tả của mình khi tập gõ 10 ngón. Một khi đã ghi nhớ vị trí các phím, bạn có thể gõ nhanh hơn và cho kết quả kiểm tra đánh máy tốt hơn.
4.3. Tư thế ngồi tập gõ 10 ngón chuẩn
Ngồi ở tư thế thẳng lưng, mặt đối chính diện với máy tính sẽ giúp bạn luyện gõ 10 ngón hiệu quả hơn và nhanh hơn. Ngoài ra để tư thế thoải mái nhất:
- Lưng thẳng và ngồi thoải mái:Đảm bảo lưng bạn thẳng, không gù hoặc nghiêng người. Chọn ghế có phần tựa lưng để hỗ trợ. Ngồi sao cho cột sống được giữ thẳng, không căng thẳng.
- Chân chạm đất: Đặt cả hai bàn chân trên sàn một cách thoải mái. Đùi tạo góc 90 độ hoặc hơn một chút với phần trên cơ thể. Không nên vắt chéo chân để tránh gây khó chịu và ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.
- Mắt ngang với màn hình: Điều chỉnh màn hình sao cho mắt của bạn nhìn thẳng hoặc hơi thấp hơn một chút. Tránh nhìn lên hoặc xuống quá nhiều để tránh căng cơ cổ.
- Cánh tay và khuỷu tay thoải mái: Đặt khuỷu tay ở góc 90 độ hoặc mở rộng nhẹ, không ép sát vào người. Cánh tay cần được thả lỏng để tránh mỏi.
- Ngón tay đặt đúng vị trí: Bắt đầu đặt các ngón tay theo hàng phím cơ bản (home row) - vị trí này bao gồm:
+ Tay trái:ngón út đặt ở phím A, ngón áp út ở S, ngón giữa ở D, ngón trỏ ở F.
+ Tay phải: ngón trỏ ở J, ngón giữa ở K, ngón áp út ở L, và ngón út ở ;.
- Giữ khoảng cách hợp lý giữa tay và bàn phím: Không đặt tay quá xa bàn phím. Cổ tay nên đặt cách bàn phím một khoảng nhỏ để tránh áp lực lên cổ tay và giúp linh hoạt khi di chuyển.
- Giữ thư giãn và thở đều: Đừng căng thẳng hay gồng mình khi gõ. Thư giãn đôi tay và thở đều đặn sẽ giúp bạn tập trung và giảm mệt mỏi.
4.4. Luyện gõ 10 ngón mỗi ngày
Để cải thiện khả năng gõ 10 ngón cũng như kết quả kiểm tra tốc độ đánh máy tốt hơn, lời khuyên cho bạn là nên tập luyện gõ 10 ngón mỗi ngày. Có rất nhiều trang web hỗ trợ luyện và test tốc độ đánh máy miễn phí như Typingtop, Typing Academy, TypingClub và How To Type. Điều quan trọng là bạn phải dành thời gian để thực hành các bài tập đánh máy này.