Máy tính đã trở thành công cụ hỗ trợ không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực. Các kỹ năng liên quan đến máy tính cũng theo đó mà trở nên rất cần thiết, luyện gõ 10 ngón là một trong số đó. Gõ 10 ngón được xem là kỹ năng rất cần thiết đối với tất cả học sinh, sinh viên, người đi làm.
Gõ 10 ngón là gì? Từ A-Z về kỹ thuật gõ 10 ngón.
I. Gõ 10 ngón là gì?
Gõ 10 ngón (Touch Typing) là kỹ năng đánh máy mà không cần nhìn đến bàn phím. Thông qua quá trình luyện tập đánh máy, não bộ sẽ tự động ghi nhớ vị trí của các ký tự trên bàn phím. Theo đó trong quá trình đánh máy, 8 ngón tay sẽ được đặt hàng phím cơ sở (home row) và di chuyển theo những quy tắc nhất định.
Mặc dù được phát minh từ những năm 1888 nhưng luyện gõ 10 ngón ngày càng chứng tỏ được tầm quan trọng của mình trong đời sống hiện đại ngày nay. "Cha đẻ" của kỹ thuật này là Frank Edward McGurrin - mộ thư ký tòa án tại Salt Lake City, Utah, Hoa Kỳ.
II. Lợi ích của gõ 10 ngón
- Tiết kiệm thời gian: Gõ 10 ngón sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong học tập và làm việc. Bạn có thể gõ được 75-80 từ/phút. Con số này lớn hơn rất nhiều so với thói quen gõ “mổ cò" của nhiều người khi tốc độ chỉ dao động khoảng 30 từ/phút.
- Tốt cho sức khỏe: Những hoạt động trước máy tính ít nhiều sẽ tác động tiêu cực đến mắt, vai gáy, cột sống,... Luyện gõ 10 ngón để đánh máy giúp bạn xác định được tư thế ngồi chính xác, qua đó hạn chế những bệnh lý như nhức mỏi mắt, đau mỏi cổ, vai gáy.
- Nâng cao hiệu suất làm việc: Thay vì phải tập trung "dò tìm" từng ký tự trên bàn phím, giờ đây bạn có thể tập trung suy nghĩ, thỏa sức sáng tạo với công việc.
- Mở ra nhiều cơ hội việc làm: Theo kết quả của một khảo sát của Microsoft được thực hiện vào năm 2014, 43% nhà tuyển dụng cho rằng gõ 10 ngón là một kỹ năng rất quan trọng. Tại Vương Quốc Anh, cứ 10 người thì có đến 4 người có thói quen sử dụng 1-2 ngón tay để đánh máy. Tốc độ gõ của họ chỉ dao động từ 40-50 từ/phút. Những con số trên đã nói lên tầm quan trọng của luyện gõ 10 ngón trong rất nhiều lĩnh vực, nhất là đối với những công việc đòi hỏi phải soạn thảo văn bản nhiều như biên tập viên, nhà báo, biên dịch viên,...
III. Cách luyện tập gõ 10 ngón đơn giản và hiệu quả
1. Luyện gõ 10 ngón hiệu quả bằng Typingtop
Phần mềm luyện gõ 10 ngón Typingtop với những tính năng:
- Phần mềm trên nền tảng online, không tốn thời gian download và cài đặt, luyện ở lớp và ở nhà.
- Bài tập gõ 10 ngón được thiết kế từ cơ bản tới nâng cao, đa dạng hình thức, giúp học sinh làm quen với bàn phím nhanh và tăng tốc độ gõ.
- Đặt mục tiêu luyện tập, giúp bạn theo dõi quá trình luyện tập của bản thân.
- Tự động đánh giá việc tập gõ bàn phím, đưa ra các đề xuất về thời gian luyện tập.
- Huy hiệu khen thưởng cho các học sinh có thành tích luyện tập tốt, tạo phong trào thi đua cho học sinh.
- Có hệ thống quản lý dành cho giáo viên giúp quản lý hiệu quả quá trình luyện tập đánh máy của học sinh, giao và tổng hợp kết quả bài tập trên lớp, bài tập về nhà.
2. Xác định tư thế ngồi
Tư thế ngồi không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ đánh máy mà còn liên quan đến sức khỏe thể chất của bạn. Theo đó, tư thế ngồi chính xác được xác định như sau:
- Ngồi thẳng lưng, không ngửa đầu về phía sau cũng như cúi đầu về phía trước quá nhiều. Điều này sẽ tạo áp lực lên cổ, vai gáy.
- Chân để thoải mái. Tay tạo một góc tiếp xúc vuông góc với mặt bàn và bàn phím.
- Duy trì khoảng cách từ màn hình đến mắt là 50-100cm.
- Máy tính được đặt vừa với tầm nhìn, không quá cao hoặc quá thấp.
3. Kỹ thuật tập gõ 10 ngón
Khi tập gõ 10 ngón, mỗi ngón tay sẽ có vị trí và vai trò riêng. Cụ thể như sau:
Đối với tay trái:
Ngón trỏ: Đặt ở phím F, điều khiển các phím R, F, V, 4, T, G, B, 5.
Ngón giữa: Đặt ở phím D, điều khiển các phím E, D, C, 3.
Ngón áp út: Đặt ở phím S, điều khiển các phím W, S, X, 2.
Ngón út: Đặt ở phím A, điều khiển các phím Q, A, Z, 1, ‘, Tab, Caps lock, Shift.
Đối với tay phải:
Ngón trỏ: Đặt ở phím J, điều khiển các phím H, Y, N, 6, 7, U, J, M.
Ngón giữa: Đặt ở phím K, điều khiển các phím 8, I, K, <.
Ngón áp út: Đặt ở phím L, điều khiển các phím 9, O, L, >.
Ngón út: Đặt ở phím ;, điều khiển các phím 0, P, :, ?, “, [, ], -, +, , Enter.
IV. Những nguyên tắc khi tập gõ 10 ngón, luyện đánh máy
- Không nhìn vào bàn phím quá nhiều: Đây có lẽ là thử thách lớn nhất khi bắt đầu luyện gõ 10 ngón. Bạn sẽ có xu hướng nhìn xuống bàn phím mỗi khi không nhớ được vị trí của ký tự cũng như gõ sai chính tả. Tuy nhiên bạn phải hạn chế điều này nếu muốn thành thạo kỹ năng gõ 10 ngón. Hãy luyện tập tập đánh máy chăm chỉ và cho não bộ có thời gian ghi nhớ các phím.
- Không di chuyển cổ tay quá nhiều: Việc sử dụng cố tay trong khi đánh máy sẽ gây ra những cơn đau mỏi cổ tay, cánh tay. Chính vì vậy, bạn chỉ nên di chuyển ngón tay khi gõ phím.
- Đừng cố ghi nhớ vị trí của ký tự trên bàn phím: Bí quyết để có thể gõ 10 ngón nhanh và chính xác chính là cho phép não bộ có thời gian tiếp nhận. Thay vì nhìn chằm chằm bàn phím và ghi nhớ máy móc cách đặt tay, bạn nên di chuyển sao cho dễ dàng và linh hoạt nhất. Một khi đã luyện tập đủ nhiều, não bộ sẽ hình thành phản xạ tự nhiên giúp bạn đánh máy dễ dàng hơn.
- Sử dụng lực vừa phải: Gõ bàn phím quá mạnh không chỉ khiến bạn tốn thêm nhiều công sức mà còn gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. Chính vì vậy, hãy sử dụng một lực vừa đủ. Điều này cũng làm giảm áp lực lên bàn tay và ngón tay.
- Không quá đặt nặng thành tích: Mục tiêu của luyện tập gõ 10 ngón chính là nâng cao tốc độ đánh máy. Nhưng bạn nên nhớ rằng, kiểm tra tốc độ đánh máy không phải tất cả. Bạn có thể gõ được 90-100 từ/phút nhưng nếu thường xuyên đánh sai chính tả, ngữ pháp thì mọi thứ cũng trở nên vô nghĩa. Thay vì tập trung quá nhiều vào tốc độ, hãy coi trọng cả độ chính xác.